Phóng sự

Thừa năng lượng tái tạo, điểm nghẽn cần cơ chế

Đơn vị sản xuất : Trung tâm THVN tại Nha Trang

Người thực hiện : Nguyễn Văn Giang - Trịnh Nguyên Ngọc - Phạm Văn Việt - Phạm Trung Việt

Thời lượng : 12.56 phút

Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi có lượng nắng, gió trung bình cao nhất cả nước. Nắng gió nhiều là điều kiện bất lợi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng là lợi thế lớn để phát triển năng lượng tái tạo. Quyết định 2068 của Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển điện năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 là cơ sở để giúp các địa phương có nắng, gió nhiều xác định đúng tiềm năng để đầu tư, khai thác lợi thế thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Hàng loạt chính sách ưu đãi nhà đầu tư của Chính phủ, của riêng từng địa phương được đưa ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt nhà máy điện gió, điện mặt trời hoàn thành đi vào vận hành phát điện. Tuy nhiên, sự đầu tư một cách ồ ạt đã phá vỡ quy hoạch chung của ngành điện. Đó là điện sản xuất ra không đến được nơi tiêu thụ vì đường dây truyền tải thiếu và yếu, thậm chí là không có. Không bán được điện, lẽ đương nhiên việc thu hồi vốn của nhiều gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản. Trong khi đó các nhà đầu tư tư nhân có phương án đầu tư hệ thống truyền tải để giải tỏa công suất thì chưa được chấp thuận vì liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia. Một nguyên do khác, đầu tư lưới điện từ 220 KV trở lên phải được Quốc hội đồng ý. Và cho dù Quốc hội có đồng ý đi nữa thì mỗi dự án thi công đường dây 200 KV mất ít nhất 3 năm, 500 KV là 5 năm. Hiện tại, để tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng lưới điện bằng cách cải tạo lưới điện 110 KW và thay dây dẫn có khả năng chịu tải cao hơn. Do vậy, dù có tháo gỡ điểm nghẽn cho năng lượng tái tạo nhưng cũng chỉ là tạm thời. Về lâu dài, cần có những cơ chế đồng bộ, mang tính đột phá hơn từ các Bộ ngành Trung ương.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

đơn vị đồng hành

HOTLINE: 02253.611.799 - 02253.611.588