Chương trình Chuyên đề tiếng dân tộc

Chung dòng Sê Pôn

Đơn vị sản xuất : Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị

Người thực hiện : Nguyên Thủy- Quách Long- Thái Diệu- Hồ Thới- Minh Phú

Thời lượng : 24.41 phút

Dòng sông Sê Pôn bắt nguồn từ vùng Muang Samoyoy (huyện Mường Nòng, tỉnh Savannakhet - Lào) lặng lẽ băng qua những thác ghềnh, dưới đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Trước khi vặn mình trở lại “sông mẹ” Mê Kông trên đất bạn Lào, Sê Pôn đã kịp trở thành dòng sông biên giới chảy qua 11 xã, thị trấn của Việt Nam như sợi chỉ se gắn tình hữu nghị của cư dân đôi bờ. Chỉ cách nhau một con sông, mùa nước cạn, bà con hai bên lội sang thăm nhau, dự lễ hội, ăn bát cơm lúa mới, nhiều người dân có bà con thân tộc bên đó, họ sẵn sàng giúp đỡ nhau mỗi khi tối lửa tắt đèn. Mối quan hệ thân thuộc ấy là điểm tựa vững chắc để bảo vệ bình yên biên giới. Kết cấu: Phần 1: Nghĩa tình sắt son Với những người lính từng tham gia kháng chiến chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào thì Sê Pôn là dòng sông chở đầy ký ức về tình cảm son sắt, thủy chung. Sông chia làm hai, bên kia là bản Xì Keo (Lào), bên này là bản Pa Roi (xã A Dơi) và Xi La (xã Xy). Chiến tranh, bà con đôi bên cùng nhau bảo vệ mảnh đất này. Đoàn kết như anh em ruột thịt. Hòa bình, tuy ranh giới đã cắm mốc nhưng đôi bên vẫn qua về thăm thân nhau, kết khơi cù da (xui gia), học hỏi nhau cách làm ăn. Năm 2005, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và hai tỉnh Savannakhet và Salavan thống nhất phát động phong trào kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới. Có 22 cặp bản bên dòng Sê Pôn kết nghĩa anh em. Trong những năm tháng chiến tranh, có hàng trăm câu chuyện về mối tình gắn bó keo sơn của quân dân hai nước Việt- Lào. Đã hơn 40 năm trôi qua nhưng câu chuyện của những nhân chứng hai bên dòng Sê pôn vẫn còn sống động. Qua những câu chuyện này chúng ta được hiểu rõ thêm về những tháng ngày gian khổ nhưng oanh liệt của nhân dân hai nước. Trở về sau chiến tranh những người lính năm xưa bắt tay vào xây dựng cuộc sống trên vùng đất dày bom đạn. Một lần nữa tình đoàn kết găn bó keo sơn của người lính hai nước Việt- Lào một lần nữa đượcc thể hiện…. Phần 2: Tình đoàn kết bên dòng sông Trải qua những năm tháng dài đấu tranh, khói lửa bom đạn đã hun đúc nên tình đoàn kết keo sơn của hai dân tộc Việt- Lào. Hòa bình lập lại, biên giới giữa hai nước đã được phân định nhưng tình thân của hai dân tộc hai bên dòng Sê pôn vẫn bền chặt, tuy hai mà một. Đây là công việc thường ngày của ông Hồ Ray, bản Xy Ra Man, xã Xy huyện Hướng Hóa. Những chuyến đò nghĩa tình của ông đã trở thành cầu nối đoàn kết cho người dân hai bên dòng Sê Pôn, và trong những chuyến đò thầm lặng của ông đã có nhiều câu chuyện cảm động. Hôm nay nhân dịp qua thăm lại Việt Nam, hai mẹ con chị Xổm Ny đã trở lại thăm thân nhân của mình, ông Hồ Ray. Nhờ chuyến đò nghĩa tình của ông mà mẹ con chị đã mẹ tròn con vuông, và con trai chị nay đã được bốn tuổi. Câu chuyện của chị Xổm Ny chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện thấm đẫm nghĩa tình của người dân hai bên biên giới Việt - Lào. Đối với những người cán bộ ở trạm quân dân y đứng chân trên địa bàn xã A Ngo, những chuyến đi thăm khám như thế này đã trở nên quen thuộc, đã có hàng ngìn lượt người được thăm khám, được cấp thuốc miến phí, qua đó thắt chặt thêm mối tình keo sơn của nhân dân hai bên biên giới. Nghĩa tình Sê pôn còn được thể hiện rõ trong những lần thăm thân, kết xui gia giữa hai dân tộc, tình gắn bó của những già làng hai bên biên giới. đây chính là những sợi dây gắn kết để dòng Sê pôn mãi mãi là dòng sông hữa nghị… Phần 3: Cho biên cương mãi xanh Từ quá khứ hào hùng, đến hiện tại đoàn kết gắn bó, sợi dây nghĩa tình hai bên dòng Sê Pôn của nhân dân hai nước tiếp tục được vun đắp cho biên cương mãi giữ màu xanh hòa bình. Đây là những hình ảnh mà chúng tôi may mắn còn giữ lại được về trận cháy năm 2008 tại bản Xy Ổi, nước bạn Lào, hơn bốn mươi nóc nhà đã bị thiêu rụi trong chốc lát. Để chia sẻ những khó khăn với bạn, những chiến sỹ đồn biên phòng 617 đã huy động toàn bộ lực lượng cán bộ, chiến sỹ đồn cùng với nhân dân bản Xy Việt sang thăm và sửa chữa lại những ngôi nhà bị hư hại. nhờ sự giúp đỡ ch

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

đơn vị đồng hành

HOTLINE: 02253.611.799 - 02253.611.588